Bộ sưu tập Hồn Tây Bắc được chia thành 2 phần. Phần 1 là những hình ảnh của NTK Thạch Linh cùng loạt người mẫu tên tuổi chụp tại studio. Phần 2 là hình ảnh cặp đôi Thy – Huy của phim Hương vị tình thân do Thu Quỳnh, Anh Vũ thể hiện. Lẽ ra, phần 2 NTK mong muốn chụp tại vùng núi Tây Bắc, tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh không thuận tiện việc đi lại nên việc ghi hình phần này sẽ được thực hiện với bối cảnh núi non hùng vĩ ở Ninh Bình.
NTK chọn chất liệu chủ đạo bao gồm vải thổ cẩm thêu tay được lựa chọn kỹ từ chính các chợ vải của người dân tộc vùng Tây Bắc. Ngoài ra còn có vải thổ cẩm in với các hoa văn thiết kế độc quyền, xen kẽ thêm các vải như tafta, lụa, oganza, tơ tằm, đính kết các bông hoa, hạt gỗ, một vài chi tiết vẽ màu nước với màu sắc rất sặc sỡ, độc đáo. Các họa tiết của bộ sưu tập được lấy từ văn hóa, đời sống của người dân tộc vùng Tây Bắc, trong đó chủ đạo là dân tộc Mông, tiếp đến là Thái, Dao…
Chia sẻ về bộ sưu tập, NTK Thạch Linh bày tỏ, Tây Bắc không chỉ là xứ sở hùng vĩ, hiểm trở, thơ mộng với những cánh rừng đại ngàn, những triền ruộng bậc thang mà còn là một kho trầm tích văn hóa dân gian được hình thành, lưu giữ và phát triển từ ngàn đời nay.
Trong không gian văn hóa Tây Bắc, trang phục truyền thống là một biểu trưng văn hóa phản ánh sinh động phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc của mỗi dân tộc anh em trên vùng đất địa đầu Tổ quốc.
"Mỗi dân tộc ở Tây Bắc đều có trang phục riêng, qua đó có thể nhận biết tộc người, nơi cư trú, tập quán, đời sống văn hóa của họ. Độc đáo, đa màu sắc là những gì chúng ta được chiêm ngưỡng và trải nghiệm với những bộ trang phục của đồng bào Tây Bắc xưa. Ngày nay các bộ trang phục được cách tân nhưng không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó", NTK chia sẻ.
Chia sẻ thêm về việc "làm mới" trang phục thổ cẩm, nữ NTK nói ban đầu cô cũng e ngại việc cách tân của mình sẽ không nhận được sự đồng tình của công chúng. Tuy nhiên sau khi suy nghĩ, cân nhắc, cô vẫn quyết định sáng tạo trên chất liệu thổ cẩm của các dân tộc vùng Tây Bắc.
“Tôi muốn mang một luồng gió mới với trang phục thổ cẩm để phù hợp hơn với thời đại 4.0, lan truyền tới giới trẻ rộng hơn và dễ dàng vươn ra thế giới. Tôi nghĩ đó cũng là một cách để góp phần quảng bá, đẩy mạnh thị trường cho thổ cẩm của người dân vùng cao”, cô nói.
"Thông qua bộ sưu tập Hồn Tây Bắc, tôi muốn quảng bá trang phục thổ cẩm và các họa tiết thổ cẩm Tây Bắc cho thị trường trong ngoài nước, muốn đem trang phục, muốn thổi hồn cho trang phục thổ cẩm Việt Nam đi muôn nơi", NTK Thạch Linh bộc bạch.
Thạch Linh là NTK trang phục biểu diễn quen thuộc của nhiều gương mặt tên tuổi như: Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh, Hoa hậu Áo dài Tuyết Nga, các ca sĩ Tân Nhàn, Huyền Trang, Phương Nga, Bích Hồng, Lương Nguyệt Anh, Đỗ Tố Hoa, Sèn Hoàng Mỹ Lam, Cát Tiên, Đào Tố Loan, Phương Thúy…
Ngân An
Là khách mời của chương trình Hãy yêu nhau đi tập 12, Thu Quỳnh đã thể hiện màn ném bóng rổ khiến MC Thành Trung và hai người chơi bật cười thích thú.
" alt=""/>Thu Quỳnh, Anh Vũ khác lạ với trang phục thổ cẩmCâu trả lời của Ý Nhi trở thành đề tài bàn tán của cư dân mạng. Đầu tiên việc Ý Nhi tự nhận mình là "người nổi tiếng" quê ở Bình Định và còn nhắc tới mình trước vua Quang Trung bị cho là thiếu khiêm tốn.
Thêm vào đó, việc cô cho rằng nhà thơ Hàn Mặc Tử quê ở Bình Định cũng khiến nhiều người ngán ngẩm vì sai kiến thức cơ bản. Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940), ông sinh ra tại làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình nhưng lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Cha của Hàn Mặc Tử - ông Nguyễn Văn Toản - làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở. Vì thế Hàn Mặc Tử cũng theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926).
Sau nhiều năm phiêu bạt, đến tháng 9/1940, Hàn Mặc Tử quay về Quy Nhơn, vào nhà thương Quy Hòa để điều trị và mất tại đây.
Trước sự cố này, Ý Nhi cũng để lại hình ảnh không mấy thiện cảm khi cùng 2 á hậu trưng diện, đội vương miện thăm hỏi bệnh nhân ở một bệnh viện tư tại TP.HCM.
Ngoài sự cố chọn trang phục không phù hợp khi thăm bệnh nhân, sau khi đăng quang Miss World Vietnam 2023, Huỳnh Trần Ý Nhi liên tiếp vấp phải nhiều phản ứng từ dư luận vì phát ngôn thiếu cẩn trọng khi nói về bạn trai và bạn bè đồng trang lứa.
Hồng Diệu
Độc giả có ý kiến gì về chia sẻ của Hoa hậu Ý Nhi, xin gửi cho chúng tôi theo địa chỉ: [email protected]
Cụ thể, bài toán được một phụ huynh đăng tải trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ với câu hỏi:“Cô sai hay trò sai?” khiến các mẹ tranh cãi nảy lửa có đề bài như sau:
Tính nhanh:
66 – 6 + 7 + 23 -18 + 2=?
Với đề này, đáp án mà em học sinh đưa ra là 74 nếu cứ cộng trừ lần lượt từ trái qua phải. Tuy nhiên, theo phần sửa được cho là của giáo viên khi cộng trừ ghép các cụm số vào với nhau để có kết quả tròn(phù hợp với yêu cầu tính nhanh của bài toán) thì kết quả là 70.
Sau chưa đầy 1 tiếng đăng tải, bài toán đã nhận được hàng trăm bình luận tranh cãi.
Một số phụ huynh cho rằng, cách cộng trừ theo cụm để có kết quả tròn như phần bút đỏ sửa chữa sẽ đảm bảo yêu cầu “tính nhanh” của bài toán, nhưng lẽ ra kết quả này cũng phải trùng với kết quả theo cách tính bình thường.
Trao đổi với VietNamNet, thầy Nguyễn Cao Cường (giáo viên chuyên luyện thi môn Toán ở Hà Nội) cho rằng, trong trường hợp này, phần sửa chữa bằng bút đỏ đã sai và học sinh mới là người đưa ra đáp án và cách làm đúng.
“Đây là biểu thức chỉ có cộng trừ thì thứ tự thực hiện là từ trái qua phải nên kết quả phải là 74. Nếu tính theo cách của phần chữa bằng bút đỏ thì chỉ khi biểu thức có dấu ngoặc. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc, nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. Đây là điều mà sách giáo khoa cũng nói rất rõ”, thầy Cường cho hay.
Thầy Phan Văn Thái, giáo viên chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) khẳng định, dù với cách tính nào đi chăng nữa thì kết quả của biểu thức này vẫn phải là 74. Do đó, lời giải ở phần bút đỏ đưa ra là không đúng.
Thầy Thái chỉ ra lỗi sai: “Trong một biểu thức chỉ có phép cộng và trừ thì chúng bình đẳng nhau và phải thực hiện từ trái qua phải. Trường hợp với yêu cầu tính nhanh thì nếu sau khi gộp như vậy, có thể hiểu là đưa vào trong ngoặc, thì lỗi sai của phần sửa bằng bút đỏ là chưa đổi dấu khi đưa vào trong ngoặc. Phép tính nếu có gộp để tính nhanh phải là (66-6) + (7+23) - (18-2), kết quả cuối cùng vẫn ra là 74".
Chia sẻ về câu chuyện này, anh Lê Hưng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, cần phải xem liệu đó có phải là giáo viên trong các trường phổ thông có nghiệp vụ sư phạm hay chỉ là các gia sư, giáo viên kiểu “nghiệp dư”; thậm chí không loại trừ các trường hợp "tạo tình huống giả định" rồi gắn cho cô giáo:
“Không chỉ là chuyện các giáo viên mà các bài tập trong các sách in trôi nổi thiếu kiểm định trên thị trường cũng có không ít các lỗi sai. Vì vậy, các phụ huynh cũng cần xác định rõ trước khi quy chụp chung cho tất cả các giáo viên hay sách bài tập, dẫn tới có cách nhìn sai lệch cho ngành giáo dục”.